Việc tuyển dụng ngày nay chưa bao giờ là công việc dễ dàng như nhiều người vẫn nghĩ. Trên thực tế, đây là công việc khá khó khăn khi mà thị trường việc làm đang ngày càng được mở rộng, số người lao động tìm việc tăng nhanh nhưng người làm việc chất lượng lại quá thấp. Bên cạnh đó, nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng thì bất cứ ai cũng có thể mắc phải sai lầm, kể cả đó là những người thuộc bộ phận nhân sự. Dưới đây là những sai lầm nhà tuyển dụng nhân sự nên tránh, nếu bạn là người thuộc bộ phận nhân sự, hãy thao khảo để có hướng khắc phục tốt nhất.
1. Không xem xét kỹ hồ sô của ứng viên
Ứng viên khi xin việc rất muốn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng, bởi vậy hồ sơ xin việc của ứng viên luôn có những phần ghi về thành tích đã đạt được trong công việc có liên quan. Nếu nhà tuyển dụng không xem xét kỹ và xác minh lại như: liên hệ với ứng viên hoặc người quản lý của ứng viên (nếu có thông tin liên lạc trên hồ sơ) trước khi xắp xếp lịch hẹn phỏng vấn, rất có thể nhà tuyển dụng đó sẽ gặp phải rắc rối sau này nếu như những thành tích đó không có thật.
2. Lên lịch hẹn phỏng vấn cho nhiều ứng viên cùng một lúc
Một trong những sai lầm của nhà tuyển dụng đó là lên lịch hẹn cho nhiều ứng viên cùng một lúc, điều này sẽ khiến cho các ứng viên phải chờ đợi để đến lượt phỏng vấn, vừa khiến cho ứng viên cảm thấy không được thoải mái, vừa thể hiện hình ảnh của công ty, doanh nghiệp là thiếu chuyên nghiệp nếu không may đối tác nhìn thấy.
3. Chỉ tập trung vào chuyên môn của ứng viên
Kỹ năng về chuyên môn chỉ là một phần để đáp ứng trong công việc. Đây là điều kiện cần có nhưng chưa đủ. Nhà tuyển dụng nên xem xét thêm các mảng khác như tính cách, sở thích, khả năng làm việc nhóm, làm việc độc lập...
4. Xem trọng bằng cấp
Nhiều doanh nghiệp chỉ coi vấn đề bằng cấp là bắt buộc khi đi phỏng vấn xin việc mà quên đi năng lực thực sự của ứng viên. Trên thực tế, hiện nay có nhiều công ty thuộc nhiều ngành nghề không chú trọng lắm vào bằng cấp mà quan trọng là năng lực thực sự của ứng viên, những gì ứng viên đó thể hiện và làm được trong buổi phỏng vấn. Tuy nhiên, cũng có một số lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn cao thì bằng cấp có vai trò quan trọng vì chứng tỏ được ứng viên có đủ trình độ để đảm nhiệm yêu cầu của công việc.
5. Tuyển người dựa vào các mối quan hệ
Nhiều nhà tuyển dụng vì muốn tiết kiệm chi phí, lẫn công sức và hoàn toàn không muốn tốn nhiều thời gian cho việc soạn thảo nội dung tin tuyển dụng và đăng tải lên những website
đăng tin tuyển dụng miễn phí hoặc có tính phí. Thay vào đó dựa vào mối quan hệ có quen biết mà tuyển người. Nếu người được tuyển có năng lực thực sự thì tạo ra những ảnh hưởng tốt cho cả công ty, nhưng ngược lại, nếu người được tuyển hoàn toàn không có năng lực để đảm nhiệm công việc hiện tại thì rất có thể sẽ làm ảnh hưởng không tốt cho cả tập thể người lao động.
6. Tuyển dụng vội để lấp vào chỗ trống
Để có thể tìm được một ứng viên giỏi, nhà tuyển dụng của công ty, doanh nghiệp cần phải làm việc nhiều với các công ty tuyển dụng, xem xét nhiều hồ sơ ứng viên và trải qua nhiều buổi phỏng vấn là những gì mà nhà tuyển dụng cần phải đối mặt. Chính vì vậy mà việc đốt cháy giai đoạn thường dẫn tới những hậu quả khó lường.
7. Sử dụng người của đối thủ cạnh tranh
Nếu là nhân viên giỏi, có nhiều kinh nghiệm thì đây thật sự là một chiến lượt khôn ngoan. Nhưng ngược lại, nếu người đang tuyển vừa là người của đối thủ cạnh tranh trước đây vừa không thật sự xuất sắc về chuyên môn thì cũng có thể sẽ gây ra những rắc rối không đáng có sau này.
8. Thiếu kỹ năng phỏng vấn
Kỹ năng phỏng vấn là những yêu cầu bắt buộc phải có ở bất kỳ một người tuyển dụng nào. Nếu không có sẽ rất khó để khai thác hết những tố chất của những ứng viên khi tham gia buổi phỏng vấn.
9. Lựa chọn ứng viên mình thích, không lựa chọn ứng viên phù hợp
Nhiều nhà tuyển dụng không nhìn vào năng lực của ứng viên mà chỉ dựa vào ngoại hình dễ nhìn, nói chuyện dễ nghe của ứng viên để lựa chọn. Điều này có nguy cơ cao tạo ra những sự rắc rối về sau.
Theo 24hquangcao.com