Thứ Ba, 27 tháng 11, 2018

Ý nghĩa bài vị cửu huyền thất tổ

Tại Việt Nam, phong tục thờ cúng đã có từ thời xa xưa và thờ cúng Cửu Huyền Thất Tổ là việc làm tỏ lòng thành kính đến những người đi trước đã có công sinh dưỡng và dạy dỗ, chỉ bảo làm ăn,... mà ông cha ta đã để lại còn cho đến hiện nay.

Cửu huyền nghĩa là 9 đời hay 9 thế hệ, bao gồm:

1. Cao Tổ: Ông sơ
2. Tằng tổ: Ông cố
3. Tổ phụ: Ông nội
4. Phụ: Cha
5. Bản thân
6. Tử: Con trai
7. Tôn: Cháu nội
8. Tằng tôn: Chắt (cháu cố)
9. Huyền tôn: Chít (cháu sơ)

Thất Tổ gồm có:

7. Thỉ Tổ (Tỷ Khảo) : Thất Tổ
6. Viễn Tổ (Tỷ Khảo) : Lục Tổ
5. Tiên Tổ (Tỷ Khảo) : Ngũ Tổ
4. Cao Tổ (Tỷ Khảo) : Tứ Tổ
3. Tằng Tổ (Tỷ Khảo) : Tam Tổ
2. Nội Tổ (Tỷ Khảo) : Nhị Tổ
1. Phụ thân (Tỷ Khảo) : Nhứt Tổ

Theo truyền thống của Việt Nam từ xưa, những hộ gia đình sẽ chỉ thờ cúng Cửu Huyền, còn Thất Tổ chỉ dành cho vua chúa mới được thờ cúng.



Bàn thờ “Cửu huyền thất tổ”

- Bài vị ở giữa ghi chữ 九玄七祖 (Cửu huyền thất tổ)

- Đôi liễn hai bên bên trái viết: 崇德九玄恩上重
  • Phiên âm: Sùng đức Cửu Huyền ân thượng trọng
  • Ý Nghĩa: Kính bái đức độ của Cửu Huyền đó ơn cao trọng
- Bên phải viết: 尊功七祖義高深
  • Phiên âm: Tôn công Thất Tổ nghĩa cao thâm
  • Ý nghĩa: Tôn trọng công nghiệp của Thất Tổ là nghĩa cao sâu
Thực tế ít gia đình lập bàn thờ “Cửu huyền thất tổ” riêng mà thường đặt chung một ban thờ, và không hẳn ai cũng có thể hiểu được “ngọn nguồn” mà chỉ hiểu chung là kính nhớ Tổ tiên. Cốt ở tấm lòng !

Tổng hợp từ: https://24hquangcao.com/ban-bai-vi-go-ban-bai-vi-tho-gia-tien-ban-bai-vi-cuu-huyen-that-to.html